3 lưu ý khi móc gấu bông bằng len bạn cần biết

Thú nhồi bông bằng len đang là một trào lưu hot trong giới handmade nói chung và đối với các tín đồ mê len nói riêng, không chỉ bởi dễ làm, không tốn nhiều chi phí, việc móc thú còn phù hợp giúp giảm stress hiệu quả. Vậy khi móc gấu bông bằng len cần lưu ý điều gì ? Hôm nay, Tiệm nhà len sẽ giúp bạn tránh một số lỗi cơ bản khi chúng ta đan móc gấu bông bằng len nhé.

Lưu ý số 1: Len sợi cho việc móc gấu bông bằng len

Nguyên liệu chính cho việc móc gấu bông bằng len thì ai cũng biết là len sợi, nhưng để chọn loại len nào cho phù hợp với yêu cầu của sản phẩm, nhu cầu sử dụng thì không phải ai cũng chọn được. Việc lựa chọn chất liệu len quyết định chất tạo hình của thú móc. Thường thì khi mới tập móc gấu bông bằng len các loại len sau sẽ hay được sử dụng:

Len bò:

Nếu bạn mới tập móc lần đầu, hoặc đang học cái mũi móc cơ bản sử dụng len bò là lựa chọn thông minh nhất. Đây là loại len rẻ, chất len khá tốt để móc thú, dễ xù, sợi len hơi to giúp thao tác đưa mũi móc dễ dàng hơn. Len bò vẫn được sử dụng để móc gấu bông bằng len loại nhỏ (giá: 10.000/cuộn/50gr)

Len Milk Bò
Cuộn len milk bò

Len Cotton Việt Nam 1mm:

Sợi len nhỏ, cứng Cotton việt nam khi móc phải chập đôi, có 2 loại là loại cứng và loại mềm (lúc mua nên lựa loại mền). Đây là len sợi nên sẽ không bị xù, không nhão, màu sắc phong phú, không phai màu. Nhược điểm là thú lên form sẽ bị cứng , thô , nặng nếu kích thước sản phẩm to. Nếu mua phải loại sợi cứng thì móc sẽ rất đau tay, khó ráp. Loại này thích hợp để móc thú từ 20cm trở xuống đặc biệt là để móc thú làm móc chìa khóa (giá: 15.000/cuộn/50gr)
Len cotton Việt Nam
Len cotton Việt Nam

Len cotton Milk loại 1:

Loại này thì chất len mền và mịn hơn so với sợi Cotton VN, rất mướt tay, không phai màu. Lưu ý không thích hợp để tháo ra móc vào vì sợi sẽ càng nhanh xù, sản phẩm lên form đẹp nhưng dễ nhão nếu ngâm giặt tẩy không đúng cách  (giá: 37.000/cuộn/125gr). Đây cũng là loại len nên sử dụng cho việc móc gấu bông bằng len, vì tạo hình lên form gấu bông rất đẹp, chất len mịn, mền tạo cảm giác thật như với gấu nhồi bông thông thường.
Len Milk Cotton
Len Milk Cotton Đẹp
Ngoài hai loại len Cotton chủ đạo dễ mua, dễ móc kể trên, nếu bạn cần làm to kích thước sản phẩm khi đã móc thành thạo thì có thể thao khảo thêm len Nhung, hoặc muốn sử dụng chất liệu cao cấp cho móc gấu bông bằng len Cúc tần hoặc len Vĩnh Thịnh hoặc cao cấp hơn là sử dụng len sợi yarnart nhé.

Lưu ý số 2: Kim móc

Có rất nhiều loại kim móc làm từ nhiều chất liệu, và giá thành cũng chênh lệch nhau khá nhiều. Ở giai đoạn đầu mới tập móc mình nên mua kim rẻ: nhựa dẻo SKC size 5/0(3.0mm) hoặc loại kim 2 đầu màu vàng size 5/6 (3.0mm/3.5mm), để xem thích hợp tay cầm thế nào.
Kim móc len loại cán dẻo
Bên cạnh các loại kim móc bằng nhựa SKC thì còn nhiều loại kim móc cao cấp hơn, tùy vào cảm nhận và sở thích của mỗi người để sử dụng cho phù hợp. Như cảm nhận của Tiệm nhà len đã móc thú được một khoảng thời gian dài và số kim móc mình dùng qua cũng tăng theo level như sau:
Số 1: kim Tulip Etimo Rose
– Cán nhựa dẻo.
– Ưu điểm: đầu kim là kim loại bóng nên móc trơn tru, không rít. Thích hợp nhất cho việc móc gấu bông bằng len Yarnart jeans.
– Nhược điểm: cán dẻo dễ dơ và vệ sinh phải đúng cách.
– Giá bán: 150k – 200k
Số 2: kim Clover nội địa
– Cán nhựa cứng.
– Ưu điểm: cán dẹp dễ cầm nên thích hợp phổ biến với nhiều người hơn, hợp với các loại len milk bò và len milk cotton.
– Nhược điểm: đầu kim nhám, đôi lúc móc bị rít và phát ra tiếng kêu nhỏ.
– Giá bán: 200k – 250k
 Số 3: kim Clover Amure nội địa
– Cán nhựa dẻo.
– Ưu điểm: kim này theo mình là sự kết hợp giữa Số 1 và Số 2. Đầu kim thì nhám nhám giống Clover nội địa, cán dẻo giống Tulip Rose. Cho nên ai vừa thích nhựa dẻo mà thích cán kim của Clover thì nên mua Amure hợp hơn. Các sản phẩm móc gấu bông bằng len sợi thô, dù, dệt là thích hợp nhật.
– Giá bán 200k – 250k
Số 4: kim Hamanaka
– Size nhỏ thì cán nhựa dẻo, từ 2.0mm đến 6mm thì cán nhựa cứng.
– Ưu điểm: kim 2 đầu nên tiết kiệm tiền, mua được 2 size. Đầu kim móc êm trơn tru, thích hợp nhất các loại sợi.
– Nhược điểm: do kim 2 đầu nên phần tay cầm sẽ ngắn hơi bất tiện.
– Giá bán 150k – 200k

Lưu ý số 3: Sử dụng Chart móc

Chart móc chính là phần hướng dẫn móc của một sản phẩm. Bạn muốn móc con Gấu Teddy thì ngoài việc tìm hiểu loại len nào phù hợp với yêu cầu của mình, sử dụng kim móc mũi nào cho đúng thì việc tìm chart là lưu ý quan trọng nhất.
Có hai dạng Chart: Dạng hình và dạng chữ
Chart hình: Các kí hiệu mũi móc được sắp xếp với nhau thành hình ảnh nên độ chi tiết và cụ thể được thể hiện rõ trên hình.  Chart hình thường được áp dụng trong móc áo, móc khăn, lót ly, thảm… vì số lượng mũi móc ít, kết cấu lặp vòng luân phiên. Móc thú không áp dụng chart hình.
Chart chữ: Chart chữ được sử dụng trong hướng dẫn móc thú, là dạng chart kí hiêu bằng chữ sắp xếp theo dòng (round). Mỗi dòng gồm mũi móc và số lượng mũi, mỗi dòng là một bước hướng dẫn. Để đọc được Chart chữ các bạn cần nắm một số ý nghĩa kí hiệu ở bảng quy ước.
Hầu hết các Chart đều bằng tiếng anh (có một số Chart cho người Việt viết ra thì sẽ không được công khai miễn phí trên các diễn dàn hay website) mà các bạn phải liên hệ với người viết Chart để mua. Đa phần các Chart miễn phí đều được dịch từ tiếng anh.
Một số kí hiệu dịch nguyên cum từ các bạn theo dõi ảnh sau sẽ hướng dẫn thêm chi tiết để giúp việc đọc chart tiếng anh dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu có những cụm từ các bạn chưa rõ nghĩa thì hãy tra cứu bằng Google dịch các bạn nhé. Việc đọc chart nước ngoài cũng giúp làm tăng khả năng học ngoại ngữ cho bạn.
Trên đây là các lưu ý dành cho những bạn mới bắt đầu tập móc gấu bông bằng len các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn thấy băn khoăn điều gì thì hãy liên hệ với Tiệm nhà len qua phần thông tin bên dưới nhé!
Xem thêm: Top 3 chậu hoa len handmade đáng mua
Tiệm nhà len – Đan cảm xúc – Dệt niềm tin
Địa chỉ: Số 1, đường Trịnh Văn Bô, Phương Canh, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0395190523
Email: Tiemnhalenn@gmail.com
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *